QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tiêu chuẩn.
Công ty cổ phần cơ khí môi trường ETM là một trong những công ty xử lý nước thải uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt cho các khu dân cư, toàn nhà, văn phòng, trường học, nhà hàng… Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, luôn áp dụng các công nghệ xử lý nước thải hiện đại nhất vào các công trình đã thi công, chúng tôi luôn đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu.
Ngày nay, song song với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, quá trình đô thị hóa cũng đi lên. Nhiều khu dân cư, tổ hợp nhà ở, văn phòng… được xây dụng ngày càng nhiều, kéo theo đó việc thải ra môi trường các chất gây ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy việc đầu tư và áp dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học là điều rất cần thiết để xử lý triệt để vấn đề gây ô nhiễm. Trong nước thải sinh hoạt có chứa rất nhiều các chất hữu cơ hòa tan, hàm lượng BOD, COD cao, đặc điểm của vi sinh là sử dụng các chất đó để làm thức ăn sinh trưởng và phát triển, chính vì thế lựa chọn hàng đầu hiện nay để xử lý nước thải sinh hoạt.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn:
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Các quy trình xử lý chính trong Trạm xu ly nuoc thai bao gồm các bước sau đây:
1.      Bước 1: Điều hoà lưu lượng và ổn định nồng độ pH ở giá trị thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý vi sinh tiếp theo.
2.      Bước 2:  Xử lý BOD, COD bằng phương pháp oxy hoá sinh học, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn (đồng thời với quá trình tiêu thụ oxy không khí và nito, photpho).
3.      Bước 3: Loại bỏ các chất lơ lửng, các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải bằng biện pháp cơ học.
4.      Bước 4: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng, điều chỉnh pH

CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG TRONG HỆ THỐNG
Xử lý sinh học: là sự kết hợp của 2 quá trình cơ bản:
+ Xử lý thiếu khí: nồng độ ô xy gần như bằng 0 như yếm khí nhưng có mặt NO3-
     HC + NO3- + vi khuẩn dị dưỡng → CO2 + N2 + H2O + sinh khối mới
+ Xử lý hiếu khí:
      HC (chất hữu cơ) + O2 + vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí → CO2 + H2O + sinh khối mới
     Như vậy trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các chất hữu cơ. Nếu phản ứng kéo dài ở điều kiện hiếu khí, khi HC còn rất ít ta sẽ thực hiện được quá trình nitrat hóa:
     NH3 + O2 + vi khuẩn tự dưỡng hiếu khí → NO3- + H2O + sinh khối mới
     Trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các hợp chất hữu cơ chứa N và NH3, biến N thành NO3-
Việc đưa thêm giá thể vi sinh nhằm phát huy cao nhất khả năng tham gia của các loài vi sinh vật lơ lửng và vi sinh bám dính, đồng thời làm ổn định mật độ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý vi sinh.
Nước sau xử lý đảm bảo đạt mức A – QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.

SHARE THIS
Previous Post
Next Post